Kênh kết nối

Các môn võ thuật Việt Nam phổ biến nhất: Tân Khánh Bà Trà sánh vai Vovinam

Võ thuật | by Trần Đăng Quang

Vovinam, Tân Khánh Bà Trà, Vật hay Nam Hồng Sơn đều thuộc các môn võ thuật Việt Nam tạo ra. Tìm hiểu lịch sử hình thành và đặc điểm của từng môn võ này.

Việt Nam tự hào với hơn 4 nghìn năm lịch sử, là quốc gia với rất nhiều môn võ thuật được hình thành và phát triển. Vovinam hay Tân Khánh Bà Trà là các môn võ thuật Việt Nam được rất nhiều người biết tới. Cùng Top thể thao tìm hiểu chi tiết về những môn võ này để hiểu lịch sử hình thành và các đặc điểm của nó.

Niềm tự hào của võ Việt - Vovinam

Một các môn võ thuật Việt Nam phổ biến - Vovinam

Vovinam hay Việt võ đạo là bộ môn võ của người Việt có lượng người học đông đảo nhất hiện nay. Được sáng tạo bởi võ sư người Việt dựa trên sự kết hợp của võ truyền thống kết hợp các môn phái Nhật Bản, Hàn Quốc. Cùng xem lịch sử hình thành và các đặc điểm của môn võ này.

Lịch sử hình thành Vovinam

Vovinam hay Việt võ đạo là con đẻ của võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936. Thời gian đầu phát triển không mấy rộ nhưng đến năm 1938 thì bắt đầu công khai thu nạp các đệ tử. Vào khoảng năm 1970, Vovinam mới được phát triển ở châu Âu và bắt đầu được giảng dạy rộng rãi khắp Việt Nam bởi giáo sư Phan Hoàng

Đến nay, Vovinam vẫn được coi là một trong các môn võ thuật Việt Nam phổ biến nhất. Từng được sử dụng để thi đấu Seagame, đại học thể thao châu Á trong nhà,...Hiện tại đã có Liên đoàn Vovinam Quốc Tế hoạt động từ năm 2007.

Trong các môn võ thuật Việt Nam thì Vovinam được phát triển quy mô và rộng lớn nhất. Hiện tại môn võ đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới.

Đặc điểm khi thi đấu

Vovinam phát triển dựa trên nền tảng võ Trung Quốc, kết hợp môn vật dân tộc và võ Nhật Bản, Hàn Quốc….Hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam mang rất nhiều nét đặc trưng riêng. Đầu tiên phải kể đến tính thực dụng vì không mất thời gian khổ luyện đứng tấn, môn võ này có thể học luôn ngay các thế khóa gỡ (khi bị tấn công…), phản đòn, gạt, đấm, đá, chém, té ngã…

Đây là tư duy khá mới mẻ của cố võ sư Nguyễn Lộc khi phát triển môn võ này trong thế kỷ 20. Tính thực dụng đó phù hợp với hoàn cảnh xã hội khi đó và hiện tại. Học võ để bảo vệ bản thân khỏi những mối nguy hiểm tiềm trong cuộc sống hiện đại, cải thiện sức khỏe mà phù hợp với những người không có nhiều thời gian luyện tập.

Võ thuật Nam Hồng Sơn của Nguyễn Nguyên Tộ

Môn Phái Nam Hồng Sơn được rất nhiều người học

Môn phái Nam Hồng Sơn cũng là một trong các môn võ thuật Việt Nam dựa trên võ thuật Trung Quốc. Cố võ sư Nguyễn Nguyên Tộ chính là người tạo ra môn phái này với lịch sử và đặc điểm như sau:

Lịch sử hình thành và phát triển môn phái Nam Hồng Sơn

Năm 1920, môn phái Nam Hồng Sơn được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Nguyên Tộ. Ý nghĩa tên gọi môn phái này là võ Việt Nam của thiếu lâm Hồng Gia và hùng vĩ như núi để lan truyền tinh thần trượng võ của người Việt.

Cố võ sư Nguyễn Nguyên Tộ được truyền thụ võ Việt từ các võ sư Hàn Bái, Cử Tốn, Ba Cát. Nam Hồng Sơn ra đời dựa trên sự kết hợp của võ học Thiếu Lâm với Tinh Hoa võ Việt.

Đặc điểm của môn phái Nam Hồng Sơn

Bên cạnh đặc tính giống với võ Trung Quốc như Long hổ quyền, Phượng vũ quyền,…kết hợp với tập khí công và nội công. Hệ thống chiêu thức của môn phái Nam Hồng Sơn còn phát triển với rất nhiều chiêu thức khác tương tự với võ thuật cổ truyền Trung Quốc.

Tinh hoa võ lâu đời của người Việt - Môn phái Nhất Nam

Môn phái Nhất Nam là tinh hoa của võ thuật truyền thống Việt Nam

Nhất Nam là một trong những môn phái có lịch sử lâu đời nhất trong các môn võ thuật Việt Nam. Đặc điểm và lịch sử hình thành Nhất Nam phái cụ thể như sau:

Lịch sử hình thành phái Nhất Nam

Nhất Nam võ phái là một trong các môn võ thuật Việt Nam phát triển lâu đời nhất. Đất tổ của môn phái là vùng tối cổ châu Hoan, châu Ái hay Thanh Hoá , Nghệ An hiện nay. Môn võ này tiếp theo và giao lưu của tinh hoa võ cổ truyền, kết hợp đặc điểm riêng biệt phù hợp với thể trạng, tầm vóc người Việt.

Đặc điểm võ Nhất Nam

Phái võ Nhất Nam có tính quy mô và tính tổ chức cao với hệ thống tâm pháp chuyên sâu. Hệ thống môn công của Nhất Nam phái dựa trên sự vận hành của khí huyết, đặc điểm tâm sinh lý cùng vận động cơ bắp của con người. Các bài tập đặc thù gồm: tay xà, tay trao, tay quyền, Ma quyền “ , “ Ảo quyền “ , “ Hoa quyền “,...

Môn võ cổ truyền của dân tộc - Đấu vật

Vật là môn võ cổ truyền tại nước ta diễn ra vào các dịp lễ, tết

Vật là võ cổ truyền được ưa chuộng ở Việt Nam và là một trong các môn võ thuật Việt Nam nhiều hệ thống thi đấu nhất. Có thể nói đây là võ nông dân Việt Nam xưa với lịch sử và quá trình hình thành rất truyền thống.

Lịch sử hình thành của môn vật

Vật là một bộ môn thể thao hay một võ được ưa chuộng ở nông dân Việt Nam xưa. Vào những ngày đầu Xuân hay những buổi hội hè thì đây là thú vui không thể thiếu của người dân. Trống vật nổi lên thì già, trẻ, gái, trai, đủ mọi tầng lớp bao quanh đấu trường để thi đấu. Từ xa xưa, đấu vật đã trở thành một tục lệ mà không biết nguồn gốc của nó có từ bao giờ.

Đặc điểm môn vật

Đấu vật là môn võ dân gian không có nhiều điểm cầu kỳ nhưng lại có đặc điểm rất riêng. Trước hết, các đô vật mang nhiều loại thể hình nhưng cần dai sức và mạnh tay, mạnh chân,..Các vận động viên phải làm té ngã đối phương mà không cho đối phương có thể ngồi dậy. Một môn phái có hình thức khởi động thể hiện qua điệu nhảy đặc trưng như Xe Đài hay còn gọi là Ra Giàng, hoặc Múa Hạc,…

Môn phái Tân Khánh Bà Trà

Môn phái xuất phát từ võ thuật Bình Định - Tân Khánh Bà Trà

Tân Khánh Bà Trà là phái võ cổ truyền khác của nước ta, một trong các môn võ thuật Việt Nam phổ biến nhất. Từ vùng đất võ Bình Định các võ sư đã tạo ra một bộ môn cực kỳ hiệu quả trong chiến đấu.

Sự phát triển của Tân Khánh Bà Trà

Tân Khánh Bà Trà là một trong những hệ phái võ xuất xứ từ Bình Định từ giữa thế kỷ 19. Thời kỳ vua Tự Đức có một môn phái gắn liền với tên tuổi của một người phụ nữ tên là Võ Thị Trà, một võ sư nổi tiếng ở Tây Sơn đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong 10 năm trời ròng rã để chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ.

Đặc điểm môn phái Tân Khánh Bà Trà

Phái võ Tân Khánh Bà Trà duy trì gần như tất cả những miếng đánh truyền thống của võ Tây Sơn. Trong đó các đường quyền Ngọc trản, Thần đồng quyền,…, các bài côn Tấn nhất, Tứ môn, Giáng Hỏa,… và nhiều bài binh khí khác được sử dụng.

Sau này các võ sư có điều chỉnh và cải tiến các kỹ thuật để phù hợp với vùng đất mới cũng như tăng tính hiệu quả khi sử dụng. Có thể thấy đặc trưng về mặt kỹ thuật của Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp và liên hoàn của chân, tay mang lại khả năng tấn công đạt hiệu quả cao.

Với lịch sử phát triển lâu đời thì các môn võ thuật Việt Nam vẫn mang trong mình những đặc điểm rất truyền thống của con người Việt. Ngoài các cái tên kể trên, nền võ Việt Nam còn xuất hiện rất nhiều môn phái khác đang phát triển. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về võ Việt trong các bài viết tiếp theo nhé!