Kênh kết nối

Top 7 huyền thoại bóng bàn Việt Nam 2024

Bóng bàn | by Trần Đăng Quang

Bóng bàn là môn thể thao được đánh giá là có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới hiện nay, tại các nước phát triển trên thế giới, bóng bàn được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp, có thể kể đến các cường quốc bóng bàn của thế giới như:Trung Quốc, Nhật Bản, Đức,...

Đội tuyển bóng bàn Việt Nam qua các thế hệ tuy chưa thể sánh vai cùng các đội tuyển quá mạnh kể trên, nhưng trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á vẫn được đánh giá là cái tên khá sừng sỏ, cùng Top thể thao khám phá qua một vài thành tích các thế hệ bóng bàn Việt Nam đạt được trong lịch sử cũng như điểm tên top 7 gương mặt huyền thoại bóng bàn Việt Nam.

Trần Cảnh Được - Danh thủ làm rạng danh Việt Nam

Phỏng vấn danh thủ Trần Cảnh Được

Huyền thoại Trần Cảnh Được, ông đã cùng người bạn Mai Văn Hòa của mình tạo ra bộ đôi song sát vang tiếng thời bấy giờ khi đã nhiều lần chiến thắng tại nội dung đôi nam trên đấu trường quốc tế, trái ngược với lối chơi phòng ngự chắc chắn của Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được được đánh giá là có lối đánh tấn công tốc độ, những đối thủ khi phải đối đầu với ông đều chật vật phòng thủ trước những đòn tấn công như vũ bão của Trần Cảnh Được.

Một số danh hiệu nổi bật của huyền thoại bóng bàn Việt Nam Trần Cảnh Được có thể kể đến như: Huy chương vàng nội dung đôi nam (cùng Mai Văn Hòa) giải vô địch bóng bàn châu Á diễn ra tại Nhật Bản năm 1953 trong ngay trong lần đầu xuất ngoại; Huy chương bạc nội dung đồng đội nam cũng tại giải vô địch châu Á năm 1953; Huy chương bạc nội dung đôi nam (cùng Mai Văn Hòa) tại giải vô địch châu Á diễn ra ở Singapore năm 1955; Năm 1957, ông cùng Mai Văn Hòa lại cho thấy sự ăn ý và đẳng cấp của mình khi một lần nữa giành được tấm huy chương vàng giải vô địch châu Á tại Philippines, cũng chính tại giải đấu này, ông cùng với Mai Văn Hòa và Trần Văn Liễu đã xuất sắc giành luôn tấm huy chương vàng đồng đội nam; Tay vợt huyền thoại sinh năm 1933 tại Hội An cũng được xem như công thần đời đầu của bóng bàn Việt Nam. Cùng với Mai Văn Hòa, Trần Văn Liễu, Lê Văn Tiết tạo nên một đội tuyển huyền thoại bóng bàn Việt Nam lừng lẫy lúc bấy giờ và đóng góp rất lớn vào kỳ tích vô địch Á vận hội diễn ra tại Nhật Bản năm 1958.

Mai Văn Hòa, viên gạch đầu tiên của bóng bàn Việt Nam

Ông sinh năm 1926 và mất năm 1971, là vận động viên bóng bàn thế hệ đầu tiên và nổi danh ở miền Nam Việt Nam (giai đoạn trước 1975), ông được giới chuyên môn đặt cho biệt hiệu “Vạn Lý Trường Thành” bởi lối chơi phòng thủ vô cùng chắc chắn và khó chịu.

Một số thành tích nổi bật của ông có thể kể đến như: Vô địch giải bóng bàn Campuchia khi chỉ mới 15 tuổi; huy chương vàng đơn nam châu Á năm 1953 và 1954; Cùng với huyền thoại Trần Cảnh Được tạo ra bộ đôi sát thủ khi giành được 2 huy chương vàng đôi nam châu Á lần lượt vào các năm 1953 và 1957; Vô địch đồng đội nam châu Á và đạt top 5 thế giới đồng đội nam vào năm 1957; huy chương vàng đồng đội ASIAD năm 1958 diễn ra ở Nhật Bản mới thật sự là “dấu son” sáng chói đối với bóng bàn Việt Nam thời đó, tạo ra được chấn động lớn đối với những người yêu bóng bàn trên khắp thế giới, khi ấy ông cùng đội tuyển Miền Nam Việt Nam đã có chiến thắng không thể tin được ở nội dung đồng đội nam và đôi nam trước đội tuyển đang là nhà vô địch thế giới ngay trên sân nhà nước bạn để lên ngôi vô địch. Hiện tại có rất ít tư liệu nhắc đến ông nhưng huyền thoại bóng bàn Việt Nam Mai Văn Hòa vẫn sẽ luôn là tấm gương sáng chói cho các thế hệ sau này, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho thể thao nước nhà nói chung và bộ môn bóng bàn của Việt Nam nói riêng, ông xứng đáng có một vị trí trong danh sách top 7 huyền thoại bóng bàn Việt Nam.

Lê Văn Tiết, “Kỳ quan bóng bàn thế giới” tại Việt Nam

Huyền thoại Lê Văn Tiết (ở giữa)

Lê Văn Tiết sinh năm 1939 tại Gia Định, Sài Gòn, Hasegawa - vị trưởng đoàn bóng bàn Nhật Bản lúc bấy giờ từng đánh giá rất cao Lê Văn Tiết. Với sự đánh giá đó đủ để cho chúng ta thấy trình độ chơi bóng bàn của Lê Văn Tiết là đảng cấp nhường nào. Với lối đánh thiên về kỹ thuật, Lê Văn Tiết luôn cống hiến cho khán giả những trận đấu mãn nhãn, đẹp mắt bằng sự tinh quái cùng kỹ năng đánh bóng bàn siêu hạng của mình, ông được cho là tay vợt đầu tiên trong lịch sử bóng bàn thế giới sử dụng các cú đánh phản công để hạ gục đối thủ.

Một số thành tích nổi bật của huyền thoại bóng bàn Việt Nam Lê Văn Tiết: Là một thành viên của đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa vô địch tại Thế Vận Hội châu Á diễn ra ở Nhật Bản năm 1958, cần biết lúc đó Nhật Bản là đội tuyển mạnh nhất thế giới trên cả Trung Quốc; xếp hạng là tay vợt đứng thứ 6 thế giới năm 1959, cũng trong năm 1959, ông đã đạt 3 giải vô địch quốc tế tại Đức cùng đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa.

Với những thành tích mang tính lịch sử và được giới chuyên môn thế giới đánh giá cực cao, Lê Văn Tiết xứng đáng góp mặt trong danh sách top 7 huyền thoại bóng bàn Việt Nam.

Trần Văn Liễu, công thần đời đầu của bóng bàn Việt Nam

Hiện nay có khá ít thông tin về tay vợt từng đóng góp rất nhiều cho bóng bàn Việt Nam giai đoạn trước năm 1975, tuy nhiên Trần Văn Liễu vẫn được biết đến là một nhân tố quan trọng, một huyền thoại bóng bàn Việt Nam với những đóng góp to lớn ở thời kỳ đầu cho sự phát triển bóng bàn nước nhà với những thành tích đồng đội đạt được cùng những Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được hay Lê Văn Tiết và chắc chắn là gương mặt xứng đáng nằm trong danh sách top 7 huyền thoại bóng bàn Việt Nam

Vũ Mạnh Cường, dấu gạch nối hoàn hảo của bóng bàn Việt sau 1975

Huyền thoại Vũ Mạnh Cường

Vũ Mạnh Cường sinh ngày 25 tháng 4 năm 1974 tại Hải Dương là một tay vợt thuộc thế hệ sau giai đoạn hoàng kim của bóng bàn Việt Nam ở thập niên 50 thế kỷ XX, giai đoạn sau giải phóng năm 1975, Vũ Mạnh Cường là tay vợt nam nổi bật của Việt Nam khi đã từng đứng thứ 13 trong danh sách vận động viên bóng bàn nổi tiếng lúc bấy giờ, huyền thoại bóng bàn Việt Nam này cũng đã đem về không ích thành tích giúp vực dậy bóng bàn Việt Nam trong thời kỳ mà bộ môn này đang có dần suy thoái sau thời hoàng kim của thế hệ đi trước. Các thành tích nổi trội của ông có thể kể đến như: 7 lần vô địch quốc gia ở nội dung đơn nam; 3 lần là vận động viên tiêu biểu toàn quốc vào các năm 1995, 1998 và 2001; Huy chương vàng đơn nam SEA Games năm 1995, 2001; Huy chương vàng đôi nam nữ SEA Games năm 1999; Huy chương bạc SEA Games năm 1995,1997 và 1999; Huy chương đồng SEA Games năm 1991, 1993, 1997;...

Ngoài ra ông còn khá thành công tại cương vị huấn luyện viên khi câu lạc bộ bóng bàn Hà Nội T&T do ông dẫn dắt luôn nằm trong top các câu lạc bộ đứng đầu tại Việt Nam.

Trần Thu Hà & Nhan Vị Quân - Nền móng cho bóng bàn nữ Việt Nam

Nhan Vị Quân (bên phải) và Trần Thu Hà

Nhan Vị Quân và Trần Thu Hà được xem là hai vận động viên bóng bàn nữ đặt nền móng cho bóng bàn nữ Việt Nam các thế hệ sau khi đã đạt được những thành tích mang tính lịch sử cùng với nhau, bộ đôi huyền thoại nữ này cũng là hai cái tên cuối cùng góp mặt trong danh sách top 7 huyền thoại bóng bàn Việt Nam

Nhan Vị Quân, thiên tài bóng bàn nữ Việt Nam

Sở hữu lối đánh nhanh nhẹn, tốc độ cùng sự thông minh trong các đường bóng, Nhan Vị Quân là tay vợt nữ thành danh khá sớm khi đã có danh hiệu vô địch đầu tiên khi mới 13 tuổi năm 1986 tại giải vô địch bóng bàn toàn quốc, sau đó tiếp tục đạt các tấm huy chương vàng nội dung đôi nữ toàn quốc các năm 1987, 1988, 1989, 1991, Thành tích lớn nhất của tay vợt nữ gốc hoa là cùng Trần Thu Hà đem về tấm huy chương vàng SEA Games lịch sử cho thể thao Việt Nam ở môn bóng bàn nội dung đôi nữ (cùng Trần Thu Hà), đây là tấm huy chương vàng đầu tiên của bóng bàn Việt Nam kể từ khi trở lại với SEA Games. Nhan Vị Xuân cùng với Trần Thu Hà sẽ mãi là cặp đôi huyền thoại bóng bàn Việt Nam bất hủ trong lòng người hâm mộ

Trần Thu Hà, viên gạch đầu của bóng bàn nữ Việt Nam

Trần Thu Hà sinh năm 1971, cô là người đàn chị đã cùng đồng hành và dẫn dắt Nhan Vị Quân tại SEA Games 1991, để có được thành tích lịch sử nói trên, Trần Thu Hà đã cống hiến và đóng góp rất nhiều với lối đánh điềm tĩnh, chắc chắn, kết hợp cùng Nhan Vị Quân đã tạo ra bộ đôi bóng bàn nữ bất hủ trong lịch sử thể thao Việt Nam. Trần Thu Hà với những dấu ấn và đóng góp của mình cùng Nhan Vị Quân được xem như tượng đài, huyền thoại bóng bàn Việt Nam đối với các vận động viên nữ

Trên đây là danh sách những vận động viên được xem là huyền thoại bóng bàn Việt Nam đã hy sinh và đóng góp không ít cho nền thể thao nước nhà, những huyền thoại được nhắc đến trong danh sách này chỉ là một vài cái tên nổi bật, bóng bàn Việt Nam còn nhiều cái tên xứng danh huyền thoại chưa được nhắc đến, họ đều là những viên gạch đầu tiên, những tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp theo của thể thao nước nhà.

Bài liên quan